Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Khám phá vẻ đẹp tuyệt đời của đất nước Nhật Bản

Đất nước mặt trời mọc Một đất nước có hoa anh đào với những cô gái duyên dáng trong bộ Kimono, sự khéo léo trong nghệ thuật trà đạo và những nét đặc trưng của riêng con người Nhật.


Trang phục


Kimono – trang phục truyền thống của người Nhật Bản – là một niềm tự hào, trở thành một biểu tượng không thể thiếu của đất nước mặt trời mọc. Áo Kimono truyền thống được may bằng vải dệt từ lụa, dài từ vai cho đến gót chân với tay áo dài và rộng, cùng với một dải vải rộng thắt ngang gọi là obi.


Kimono - trang phục truyền thống Nhật Bản
Do sự thay đổi của xã hội, trừ những người già và những người phải mặc Kimono do yêu cầu công việc thì thường nhật có rất ít người mặc Kimono hàng ngày. So với trang phục kiểu phương Tây thì áo Kimono làm hạn chế sự di chuyển của người mặc và phải mất rất nhiều thời gian để mặc cho đúng cách.

Ngày nay, ở Nhật Bản, nam nữ ở mọi lứa tuổi sống ở các thành phố , thị trấn và nông thôn đều mặc quần áo kiểu phương Tây vì nó thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày.


Trà đạo



Trà đạo là một nét văn hóa đặc sắc của Nhật
Trà đạo phát triển ở Nhật Bản từ khoảng cuối thế kỉ 12. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua 4 chữ “Hòa, Kính, Thanh, Tịch” như một thước đo bản thân vị trà nhân đang ở vị trí nào trên con đường trà đạo. Ý nghĩa tinh thần được thể hiện qua sự yên tĩnh, nét mộc mạc tinh tế, vẻ duyên dáng trong những nguyên tắc khắt khe của buổi trà đạo. Công dụng thư giãn cùng với tính hấp dẫn đặc biệt đã thu hút rất nhiều người Nhật cũng như du khách nước ngoài đến với cái thú uống trà – thú vui tiêu khiển mang đậm chất nghệ thuật.


Tiếng Nhật

Tiếng Nhật là ngôn ngữ duy nhất của một dân tộc sinh sống trên khắp quần đảo. Hệ thống ngữ âm tương đối đơn giản, các quy tắc văn phạm khá linh hoạt nên dễ học hơn so với một số ngôn ngữ khác, dù chữ viết tượng hình và các dạng chữ viết khác gây khó khăn cho việc đọc và viết.

Từ vựng tiếng Nhật được làm giàu bằng cách vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Việc Nhật hóa đã cho ra đời nhiều từ mới và xu hướng này đang tăng mạnh trong những năm gần đây.

Một nét nổi bật của tiếng Nhật là hình thức biểu đạt theo cấp độ khác nhau tùy theo tình huống. Kính ngữ đóng vai trò quan trọng trong xã giao cũng như sự khác nhau giữa từ ngữ và cách nói của nam và nữ.

Tiếng nhật được viết dưới sự phối hợp của 2 kiểu kí tự khác nhau gồm: chữ Kanji hay Hán tự là những chữ tượng hình biểu đạt nghĩa và chữ Kana hay các kí hiệu ngữ âm được dùng để hướng dẫn việc phát âm đúng những chữ Kanji hiếm hoặc lạ hoặc để chỉ những biến đổi về văn phạm.


Ẩm thực

Nghệ thuật ẩm thực trở thành một tinh hoa văn hóa Nhật Bản nhờ tính thẩm mỹ và sự tinh tế.Từ những nguyên liệu cơ bản, người Nhật Bản đã sáng tạo ra các món ăn dân tộc bằng óc thẩm mỹ, sự tinh tế và khẩu vị tinh tế. Họ không lạm dụng quá nhiều gia vị làm nổi bật hương vị tươi ngon, tinh khiết của món ăn.


Tính thẩm mỹ cao trong các món ăn của Nhật
Đến với đất nước giàu văn hóa này, chúng ta không chỉ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thiên nhiên, về cuộc sống và con người mà còn không khỏi khâm phục trước cách đưa vẻ đẹp thiên nhiên vào cuộc sống, đặc biệt là trong ẩm thực. Người Nhật không chỉ ăn uống đơn thuần, họ ăn cả bằng mắt. Việc bài trí được chú trọng vô cùng. Sự tinh tế được thể hiện rõ nét trong việc sử dụng các công cụ để ăn và bày thức ăn


Sự tinh tế được thể hiện trong cách bày trí

Con người

Là một nước có dân số già, nguồn tài nguyên khan hiếm nhưng Nhật Bản dựa vào chính sức mạnh con người để trở thành một cường quốc trên thế giới. Hơn nữa Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học…


Về con người Nhật Bản có tính hiếu kì và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài. Họ luôn tìm tòi và học hỏi làm sao tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho mình. Ý thức tập thể cao, họ có thể cạnh tranh với nhau, song cũng có lúc học bắt tay với nhau để đạt được mục đích chung. Người Nhật luôn làm theo mục tiêu đã định, tôn trọng thứ bậc trong xã hội, cần cù, có tính trách nhiệm cao, khiêm nhường và luôn luôn giữ chữ tín.

Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường, trừ bé khuyết tật về chân. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là lựa chọn duy nhất. Việc mặc đồng phục vest đen từ học sinh, người quét đường đến tất cả nhân viên, công chức… cho thấy một nước Nhật không có khoảng cách giàu nghèo.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét