This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Những loài hoa tuyệt đẹp ở Nhật Bản

Hoa anh đào là loài hoa mùa xuân nổi tiếng của Nhật Bản, nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều loài hoa xinh đẹp khác. Hãy đến Nhật Bản để được hòa mình vào những thảm hoa mùa xuân nhé. Hãy cùng ngắm những loài hoa đẹp mê mẩn lòng người nhé.

Shiba Zakura – hoa Chi Anh


Hoa Chi Anh được gọi là "Shiba Zakura" do hình dáng khá giống hoa Anh đào nhưng hoàn toàn khác biệt về chủng loại. Nở vào độ tháng Tư – tháng Năm, hoa có màu hồng, trắng, và tím, khi nở rộ tạo nên những tấm thảm hoa tuyệt đẹp với sự lan chuyển của 3 sắc màu. Ở công viên Hitsujiyama, thành phố Chichibu, tỉnh Saitama, hơn 400.000 khóm hoa thuộc 9 loại Shiba Zakura chen nhau bừng nở. Dưới bầu trời xanh ngắt, còn gì tuyệt hơn là dạo bước giữa những thảm hoa này. Hoa Chi anh là biểu tượng của "Trái tim rụt rè, sự kiên nhẫn, và niềm hy vọng"

Nanohana – hoa Cải dầu


Hoa Cải dầu trong tiếng Nhật được gọi là “Nanohana”. Vào khoảng tháng 3 - tháng 4, loài hoa này nở vàng rực rỡ. Cây Cải dầu có thể ăn được, vị đăng đắng. Người ta dùng loài rau này để luộc hoặc làm món tempura, và thưởng thức nó như một hương vị của mùa xuân. Ở công viên vùng cao nguyên Awaji Hanasajiki (thuộc tỉnh Hyogo), khi mùa xuân đến, hơn 100 triệu cây hoa cải trên những cánh đồng hoa Cải dầu đồng loạt nở, nhuộm vàng cả một vùng. Theo ngôn ngữ của loài hoa, Nanohana tượng trưng cho "sự tràn đầy năng lượng, hạnh phúc nhỏ nhoi, sự tranh giành".
Tsutsuji – hoa Đỗ quyên


Qua tháng 4 - tháng 5, là thời điểm hoa Đỗ quyên bung cánh. Hoa chủ yếu có những màu tươi như đỏ, hồng, tím đỏ và trắng... Ở Nhật Bản, Đỗ quyên thường mọc bên vệ đường, nên trẻ em rất thích hái hoa để chơi và hút mật. Trong công viên Nagushiyama tỉnh Nagasaki, hơn 100.000 bụi hoa Đỗ quyên nở rộ trải dài tạo nên một khung cảnh quyến rũ tuyệt vời. Hoa Đỗ quyên biểu thị cho "tình yêu đầu tiên, niềm vui trong tình yêu, và sự đam mê." Nếu bạn 1 lần tới xứ sở Hoa anh đào, hãy khám phá văn hóa Nhật Bản này nhé.

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Nét văn hóa chữ tín của người Nhật

Giáo sư Kiyohiro Kokarimai chuyên ngành kinh tế, nghỉ hưu ở ĐH Toyo được bảy năm rồi nhưng vẫn mong muốn được chia sẻ vốn kiến thức của mình với các nơi có chương trình hợp tác với nhà trường.

Ông chọn Việt Nam để làm cuộc viếng thăm. Mỗi ngày trên các tờ báo Nhật ông đều đọc và tìm hiểu về Việt Nam. Ông đã lập kế hoạch và trao đổi trong ba năm để thực hiện chuyến đi này. Ông đi cùng vợ, bà tốt nghiệp ngành sư phạm chuyên về lịch sử.


Chắc chắn cuộc sống sẽ trở nên hữu ích hơn khi những tri thức tích lũy lâu nay được chuyển giao cho các bạn trẻ Việt Nam để họ có thể vận dụng, xây dựng đất nước mình.

Ông nói muốn phát triển, không có con đường nào khác ngoài việc nâng cao vai trò của giáo dục và mở rộng hợp tác với các ĐH quốc tế. Trên đường tiễn ông ra sân bay, tôi có hỏi về tình hình động đất và sóng thần ở Nhật. Ông có người thân hay bạn bè ở những nơi đó không? Giáo sư nói quê hương ông ở Morioka, tỉnh Iwate, ở đó còn anh trai và em trai của ông. Người em trai có một chuỗi 42 siêu thị, trong đó có nhiều cái ở bờ biển đã bị sóng thần cuốn đi. Động đất xảy ra một ngày trước khi ông đến Việt Nam. Những người thân vợ của ông cũng ở nơi này.

Ông đắn đo mãi, tuy vậy vẫn thực hiện chuyến đi vì đã hứa với sinh viên Việt Nam . Cần phải giữ lời vì mối quan hệ quốc tế. Ông nói vùng Iwate bây giờ rất khó khăn: mất điện, nước cúp, thức ăn thiếu thốn và ngoài trời tuyết đang rơi...

Không thể bội tín, ông đã bỏ lại sau lưng những người thân yêu của mình trong lúc khó khăn nhất, bỏ lại sau lưng những nỗi đau, những do dự... để đến Việt Nam, nơi những sinh viên đang mong chờ lĩnh hội kiến thức từ ông.

Xin cầu nguyện cho đất nước Nhật Bản vượt qua đợt thảm họa này. Với văn hóa vì cộng đồng dân tộc, sức mạnh kết tinh như vậy sẽ làm nên một sức sống mới cho Nhật Bản. Nơi đó không chỉ là sức mạnh của kỹ thuật với hàng hóa nổi tiếng chất lượng cao mà còn những giá trị nhân văn, chữ tín mà nhiều dân tộc khác phải ngước nhìn đầy thán phục.


TS. TRẦN ĐÌNH LÂM
(Trung tâm nghiên cứu VN - Đông Nam Á, ĐH KHXH& NV TP.HCM)

Giải mã tinh thần Nhật

Khi nghiên cứu về thảm họa, người ta luôn nhận thấy đi kèm sau những cuộc thảm họa là tình trạng tội phạm như hôi của, cướp bóc, hãm hiếp, vốn là những đặc trưng trong thời kỳ “loạn lạc” do thảm họa gây ra.

Thường thì những hiện tượng phi chuẩn mực ấy là kết quả của sự phân hóa xã hội, sự bất công xã hội và lợi dụng những cuộc thảm họa mà những thành phần yếu thế sẽ tìm cách “lấy lại công bằng” thông qua việc cướp bóc của cải sau thảm họa.

Nhật Bản không phải là nước không có bất bình đẳng xã hội hay khoảng cách giàu nghèo thấp, dù gần 90% người Nhật tự nhận họ thuộc tầng lớp trung lưu trong xã hội. Vậy vì sao vẫn có bất bình đẳng xã hội mà không có cướp bóc, hôi của... xảy ra sau thảm họa?

Có lẽ cần quay về quan niệm của nhà xã hội học lừng danh của Pháp Émile Durkheim khi ông cho rằng tình trạng lệch lạc, tội phạm trong xã hội sẽ xảy ra ở mức thấp nhất nếu mọi người cùng chia sẻ những giá trị chung, cùng chấp nhận ý thức cộng đồng.

Dù chưa thể khẳng định chắc chắn nhưng phải thừa nhận rằng một trong những nền tảng của tinh thần Nhật Bản là các giá trị của Thần đạo (Shinto) vốn đề cao sự thanh khiết, có nghĩa là chân thành trong tình cảm và hành động, không làm phương hại đến sự hài hòa của tự nhiên và người khác.

Thần đạo đã in sâu vào lối sống, nếp nghĩ của người dân Nhật, đó là đề cao tinh thần cố gắng và lối sống lạc quan. Phải chăng chính vì thế người dân Nhật không bi lụy hay tuyệt vọng cho dù phải sống trong sự thiếu thốn cùng cực do thảm họa gây nên.

Những giá trị tinh thần ấy gần như đã được nhập tâm trong toàn xã hội Nhật Bản trong cơ cấu sắc tộc thuần nhất nên việc xã hội hóa ý thức tập thể, tức quá trình giáo dục làm mọi người cùng nhập tâm, cùng chia sẻ những giá trị chung tạo nên ý thức tập thể được thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều. Có lẽ chính vì cùng chia sẻ một ý thức tập thể, những giá trị chung như vậy nên người Nhật mới có thái độ ứng xử tuyệt vời như trong thảm họa vừa qua.

Do đó có lẽ việc xây dựng một xã hội mà trong đó mọi người cùng chia sẻ những giá trị chung để họ có thể sống và ứng xử một cách hài hòa với thiên nhiên và tha nhân mới là điều quan trọng và cần thiết hơn là một xã hội mà ở đó có con số phần trăm tăng trưởng GDP cao nhưng lại đầy sự phi chuẩn và thiếu tổ chức xã hội tạo điều kiện cho du học sinh du học tại Nhật Bản được thuận lợi hơn.


Nguồn tin tổng hợp

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

Văn hóa đi xe đạp ở Nhật Bản




Ở Nhật Bản, xe đạp là phương tiện cực cực kì phổ biến, và gắn liền với cuộc đời của mỗi du học sinh tại đây. Tuy nhiên, tai nạn do xe đạp xảy ra cũng không phải ít (theo thống kê, năm 2010 ở Nhật có 658 người chết vì tai nạn liên quan đến xe đạp). Do vậy, làm sao để đi xe đạp an toàn ở Nhật Bản? Đi xe đạp ở Nhật Bản có khác gì so với Việt Nam? Câu trả lời sẽ có trong bài viết hôm nay.

Đi xe đạp trên vỉa hè

Mặc dù trong luật có quy định là “trẻ em dưới 12 tuổi được phép đi trên vỉa hè” và “chỉ trong những trường hợp rất nguy hiểm thì xe đạp mới có thể đi trên vỉa hè”. Ấy vậy nhưng chả ai ở Nhật tuân thủ theo luật này hết, thậm chí người ta còn chẳng biết đến sự tồn tại của chúng. Mọi người đều có gắng đi xe đạp trên vỉa hè, mà thực chất là nên như thế.

Đi xe đạp đã trở thành một văn hóa của Nhật Bản
Ở Nhật Bản được một thời gian, mình thấy có 2 lí do tại sao xe đạp “tốt nhất” là được thoải mái đi trên vỉa hè:

Thứ nhất, tại Nhật Bản, cũng như hầu hết các nước phát triển khác, hệ thống giao thông của họ rất tiên tiến và thông minh, các lái xe ô tô hoàn toàn “yên tâm” lướt trên đường với tốc độ 40 – 60 km/h, đường thì lại rộng, 2 – 3 làn xe. Và vì phóng nhanh như vậy, nếu người đi xe đạp đi dưới lòng đường mà chẳng may ngã ra, hay xe bất ngờ dở chứng thì người lái xe ô tô chắc sẽ không phản ứng lại kịp, và thế là tai nạn xảy đến. Thực chất nếu có tai nạn/ va chạm giữa xe đạp với ô tô thì lỗi luôn thuộc về xe lớn hơn, nhưng chưa chắc bạn có thể ra về toàn mạng sau vụ đó. Thế nên, tốt nhất là nên đi xe đạp lên vỉa hè.


Thứ hai, đó là hầu hết các vỉa hè tại Nhật Bản đều rất rộng (quanh các cung đường lớn) và luôn có một làn dành riêng cho xe đạp (thường được sơn đỏ), kể cả ở những nơi qua đường (vạch kẻ đường cho người đi bộ) cũng có hẳn một làn riêng cho xe đạp. Do đó, di chuyển bằng xe đạp trên vỉa hè rất tiện lợi, chả khác gì đi bộ sất. Hơn nữa, tốc độ của xe đạp không cao, và người đi xe dễ quan sát nên khó có thể gây ra tai nạn cho người đi bộ.

Đi về bên trái

Mặc dù khi di chuyển trên vỉa hè, bạn có thể đi cùng chiều hay ngược chiều đều được nhưng khi xuống lòng đường thì bắt buộc bạn phải đi về phía bên tay trái. Hãy nhớ, đi về bên trái.
Chú ý quan sát


Ở Nhật Bản có khá nhiều điểm giao nhau mà không có đèn tín hiệu. Khi đó để qua đường, bạn phải chú ý quan sát. Do ô tô và xe máy ở Nhật phóng rất nhanh nên bạn cần quan sát xa hơn rất nhiều nếu muốn an toàn.

Ngoài ra, nếu gặp phải trường hợp muốn đi xe đạp qua đường nơi không có đèn tín hiệu, mà xe cộ qua lại đông thì có 1 tip nhỏ cho bạn. Đó là hãy xuống xe, quay mũi xe về phía bạn muốn đi, và đợi. Chắc chắn rồi sẽ có 1 xe nào đó nhường đường cho bạn. Cái này mình thử rất nhiều rồi. Có những chỗ ngã ba không có đèn tín hiệu mà đông xe qua lại lắm, sợ không dám sang đường, thế là xuống xe, và đứng đợi. Bạn nên ngó trái ngó phải liên tục, làm như thể mình rất muốn qua đường ấy. Đảm bảo với bạn tầm 10 – 20 giây sau, người ta sẽ chủ động dừng lại cho bạn qua đường, khi ấy hãy cúi đầu nhẹ một cái để cảm ơn họ nhé.

Lắp đèn

Xe đạp bắt buộc phải được trang bị đèn để có thể chiếu sáng vào buổi đêm, còn vì sao phải lắp đèn cho xe đạp chắc khỏi giải thích. Tất là vì lí do an toàn.

Mặc định gần như tất cả các loại đèn lắp vô xe đạp ở Nhật đều là loại cảm biến. Mình không hiểu lắm về công nghệ nhưng hễ trời cứ tối, bánh xe quay là đèn sẽ tự động bật sáng mà không phải mó máy gì sất. Rất tiện lợi và an toàn.

Nếu không lắp đèn cho xe đạp mà vẫn lưu thông vào buổi tối, bạn có thể sẽ bị tóm và phạt 50 000 yên.

Khóa xe

Thực ra thì nạn trộm cắp xe đạp ở Nhật vẫn xảy ra, mặc dù không nhiều, vì vậy bạn cần trang bị khóa cho xe đạp của mình. Đây là loại khóa xe đạp phổ biến.

Mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng giả sử nếu xe bạn bị lấy mất thì cũng đừng quá lo lắng. Nếu xe của bạn mua ở các cửa hàng bán xe đạp (cũ hay mới) thì chủ tiệm cũng đã đăng kí xe của bạn cho cảnh sát rồi. Nếu như bạn mua lại từ người khác (kiểu trao tay) thì nên đi đăng kí xe lại với cảnh sát. Vì sao cái đăng kí xe lại quan trọng, để bạn trình báo với cảnh sát dễ dàng hơn va nó cũng giúp cảnh sát dễ tìm thấy xe bị mất cắp của bạn. Các viên cảnh sát sẽ thông báo đến cho bạn ngay khi họ tìm được.

Vì sao người Nhật đi đường bên tay trái ?

Khoảng 1 phần 4 các quốc gia trên thế giới đi đường về bên tay trái, Nhật Bản là một trong số đó. Tại sao họ lại làm vậy trong khi rất nhiều các quốc gia khác thì đi đường về bên tay phải ? Nhật Bản có những lý do rất đặc trưng để giải thích cho việc đó. Hãy cùng tìm hiểu xem.

Bản đồ các quốc gia đi về bên trái đường
Samurai

Từ trước khi các phương tiện giao thông hiện đại như ô tô, xe máy được phát minh ra thì người Nhật đã có thói quen đi về phía bên tay trái rồi. Hầu hết các samurai đều là những người thuận tay phải, họ đeo kiếm về phía bên tay trái để dễ tuốt kiếm ra. Chính vì thế, việc đi về phía bên tay trái sẽ giúp samurai dễ dàng động thủ hơn. Hơn nữa, việc đi về phía bên tay trái sẽ làm cho kiếm của 2 samurai đi ngược chiều không bị đụng vào nhau, vì thời đó đụng kiếm cũng chẳng khác nào một hành vi khiêu khích.
Một cảnh trong phim “Shichinin no Samurai” (Akira Kurosawa)
Những người thuận tay phải cũng dễ dàng lên ngựa từ phía bên tay trái, đặc biệt nếu họ đang đeo kiếm. Việc đi về phía bên tay trái sẽ giúp cho việc lên xuống ngựa dễ dàng mà không làm cản trở lối đi ở giữa, vốn dễ gây tai nạn và thường có đông người qua lại. Cho nên dễ hiểu vì sao những ai cưỡi ngựa thì sẽ luôn đi về phía bên tay trái.

Cả 2 lí do trên đều dễ dàng giải thích cho việc vì sao từ lâu người Nhật đã đi về phía bên tay trái.
Anh quốc

Anh quốc từ trước đến nay vẫn là một nước đi đường bên tay trái và các thuộc địa của Anh như Ấn Độ, Australia, Ấn Độ, Bán đảo Malai,… hiện nay vẫn duy trì quy tắc đi đường bên tay trái như vậy. Thế nhưng Nhật Bản không phải là thuộc địa của Anh quốc, vậy tại sao họ không chuyển sang đi bên tay phải, hay vì có lý do nào khác.

Câu trả lời cho việc này thực chất vẫn bắt nguồn từ nước Anh. Mặc dù việc đi đường bên tay trái (với những lí do ở trên) vẫn được duy trì vào thời Edo, nhưng phải đến năm 1872, quy định việc đi đường bên tay trái mới chính thức trở thành luật. Đó cũng là năm mà đường sắt được giới thiệu vào Nhật Bản.
Chuyến xe lửa đầu tiên tại Nhật Bản
Thời đó có 3 quốc gia đã đến xin Nhật hoàng cho phép xây dựng đường sắt xe lửa, đó là : Mỹ, Pháp và Anh. Cuối cùng, người Anh thắng. Năm 1872, người Anh cho xây dựng thành công tuyến đường sắt đầu tiên tại Nhật Bản. Kể từ đó mạng lưới đường sắt liên tục phát triển, và tất nhiên là chúng được xây dựng theo văn hóa giao thông của Anh quốc, đó là đi về phía bên tay trái. Và khi giao thông Nhật Bản phát triển cũng với đường sắt, quy luật đi bên trái đường trở thành một điều quá đỗi hiển nhiên. Nếu như thời đó mà Mỹ hay Pháp giành được quyền xây dựng đường sắt thì chưa biết chừng Nhật Bản cũng trở thành một nước đi về phía bên tay phải như hầu hết các quốc gia khác.

Khoảng những năm 1900 thì các phương tiện như xe máy, ô tô bắt đầu xuất hiện. 2 năm sau (1902), chính quyền thành phố Tokyo quy định người đi bộ phải đi về bên tay trái đường. Và năm 1924 thì luật lái xe về phái bên trái chính thức đi vào thực tiễn.

Một điều thú vị nữa là sau khi thất bại trong Thế chiến II, Okinawa được đặt dưới sự quản lý của quân đội Hoa Kì và quy định đi về bên tay phải. Tuy nhiên sau khi được trả về cho Nhật Bản, năm 1978 Okinawa lại quy định người dân đi về bên tay trái :)
Kết

Mình thì thấy đi về phía trái khá là hợp lý đấy chứ, vì tài xế sẽ an toàn hơn khi mở cửa xe ô tô, hay xe bus có thể đi thẳng đón khách bên lề trái đường thay vì phải tạt sang phải mỗi lần đón trả khách…

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Du học Nhật Bản là cuộc chiến kiếm tiền của du học sinh?

Hiện tại chúng ta không khó tìm thấy trên các trang báo mạng hay các trang blog nói về thông tin du học nhật bản,đăng tải thông tin du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản lao động lao lực đi làm từ 2 – 3 công việc một ngày để trang trải tiền phí sinh hoạt, học phí cho năm tiếp theo và gửi tiền trả nợ cho bố mẹ; nhiều bạn chỉ ngủ 2 – 3 tiếng/ngày lao vào kiếm tiền đến nỗi phải nhập viện hay “ngủ bù” trong giờ học. Điều này gây ra các tệ nạn như cúp học, làm chui và trộm cắp; nối tiếp sau đó là những chỉ trích dành cho các trung tâm tư vấn du học vì đã vẽ ra những viễn cảnh đầy màu hồng khiến cho các bạn bị hụt hẫng khi bước qua Nhật.


NHƯNG có khi nào bạn tự hỏi bản thân xem vì sao lại chọn Nhật Bản để đi du học và bắt đầu cuộc sống mới chưa? Hay điều các bạn quan tâm khi tới trung tâm tư vấn du học Nhật Bản chỉ là “Bao lâu thì có việc làm thêm? Hay lương mỗi tháng như thế nào?” lý do chỉ là CẦN TIỀN chi trả cho ở, ăn uống, đi lại rồi học phí. Tất nhiên điều đó không sai; nếu vậy bạn qua Nhật để làm gì? Ở Việt Nam cũng có thể kiếm những công việc part-time dễ dàng, không cần mất chi phí học ngôn ngữ cao ngất ngưỡng và không bị áp lực phải trả nợ cho ba mẹ hay lo tiền sinh hoạt cao như ở Nhật. 


Vấn đề nằm ở chỗ các bạn không có định hướng rõ ràng ngay từ ban đầu cộng thêm thiếu kĩ năng tìm kiếm thông tin,lập kế hoạch và thiếu sự chuẩn bị về vốn tiếng Nhật; nhiều học sinh còn đổ hết trách nhiệm cho trung tâm tư vấn du học trong khi mình mới là người đi du học nhưng lại đầy lời biện minh cho bản thân như “do các trung tâm vẽ viễn cảnh sang Nhật có thể kiếm lương tháng trên 40 – 50 triệu dư giả cho sinh hoạt phí, tiền học và gửi về cho quê nhà” hay “do trung tâm đảm bảo việc làm thêm trước nên mới dám đi”. Như vậy, chính các bạn đã vô trách nhiệm trước tương lai của chính mình, lơ là trong việc tự trang bị cho chặng đường dài ở Nhật mà giao phó hết cho người khác. 



Ngoài ra, có trường hợp những học sinh sinh viên đã định hướng rõ ràng từ đầu và có vốn tiếng Nhật ngon lành nhưng vẫn bị cuốn vào vòng xoáy ấy rồi cũng rơi vào một kết cục ấy. Các bạn đã quên đi ước mơ và định hướng ban đầu khi qua Nhật chính là HỌC và TƯƠNG LAI rồi ư?

Hay chính vòng xoáy kiếm tiền đã bào mòn cái ước mơ ấy?



Đây có thể là hồi chuông cảnh tỉnh cho những du học sinh đang vật vã hay mê mẩn với những công việc làm thêm hơn là việc học và cũng cảnh báo những bạn có ý định du học Nhật Bản sau này. Xin hãy hiểu từ “du học” cho đúng nghĩa đen của nó vì giáo dục là một quá trình đầu tư để lấy thành quả cho tương lai chứ không phải “sáng cấy chiều gặt”; đừng nên “tự tay đóng sập cánh cửa cơ hội“vì cái lợi trước mắt nhé.

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Chim Hạt - Biểu tượng nét đẹp văn hóa ở Nhật Bản

Từ xưa, người Nhật đã xem chim hạc là linh điểu, là biểu tượng của sự linh thiêng cao quý. Quan niệm này bắt nguồn từ truyền thuyết của người Trung Quốc xem chim hạc là phương tiện đi lại của thần tiên.


Nếu bạn đi du lịch hoặc du học bạn sẽ bắt gặp hình chim hạc được trang trí ở khắp mọi nơi, đủ để thấy chim hạc có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của người Nhật. Hãy cùng khám phá về chim Hạc – biểu tượng văn hóa Nhật Bản nhé.

Biểu tượng văn hóa Nhật Bản

Chim Hạc – biểu tượng văn hóa Nhật Bản thực chất là một loại sếu đầu đỏ – loài chim quý hiếm trên thế giới mà người Nhật gọi là hạc Tancho. Với chiều dài sải cánh lên đến 1,4m, chim hạc là loài chim lớn nhất Nhật Bản và được người dân xứ sở này xem như biểu tượng đặc biệt của tự nhiên.

Chim hạc là loài vật chung thủy, khi con trống và con mái kết đôi, chúng sống bên nhau suốt đời không thay đổi. Chính vì vậy, người Nhật xem chim hạc là biểu tượng của sự hòa hợp trong cuộc sống vợ chồng. Họa tiết hình chim hạc làbiểu tượng văn hóa Nhật Bản và được ưa chuộng trên trang phục cưới kimono và nhiều đồ vật khác.


Vòng đời của chim hạc từ 30 – 60 năm. Chúng là loài lông vũ có tuổi thọ cao nhất trong họ nhà chim. Vì thế, từ xa xưa,văn hóa Nhật Bản và dân các nước phương Đông đã quan niệm, chim hạc và rùa là hai linh vật tượng trưng cho sự trường thọ. Rùa và chim hạc là đề tài chủ đạo trên các bức tranh giấy cuộn dùng để trang trí trong nhà người Nhật.

Hạc giấy là hình ảnh rất quen thuộc trong bộ môn nghệ thuật xếp hình ori-gami. Tại Nhật Bản, người ta tin rằng, nếu ai đó xếp đủ 1.000 con hạc giấy thì họ sẽ có một điều ước cho sự an lành, hạnh phúc và thuận lợi. Niềm tin này đã phần nào cổ vũ tinh thần, giúp nhiều người vượt qua khó khăn.

Hạc giấy còn là biểu tượng của hòa bình. Ngoài ra, người Nhật cũng cho rằng, chim hạc mang lại sự may mắn. Suy nghĩ đó có liên quan đến chỏm lông màu đỏ trên đỉnh đầu của chúng.

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Thưởng thức trà đạo - Nét văn hóa trong ẩm thực Nhật Bản

Nói đến nghệ thuật thưởng thức trà đạo là chúng ta nghĩ ngay đến đất nước Mặt trời mọc, nó không chỉ là thứ đồ uống thông thường mà còn là một môn nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét truyền thống của văn hóa Nhật Bản. Trong văn hóa Nhật Bản, Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12.



Thói quen uống trà có công dụng giúp thư giãn, sảng khoái tinh thần và củng cố sức khỏe. Sự hấp dẫn đặc biệt về hương vị đã thu hút người dân Nhật Bản đến thói quen thưởng trà. Nhiều tài liệu ghi chép lại cho rằng cách thức uống trà của người Nhật Bản cũng giống Trung Quốc, chủ yếu là thưởng ngoại phong cảnh, đối ẩm. Những vùng trồng trà thường diễn ra các cuộc thi (toucha) để tìm ra nguồn nguyên liệu ngon nhất.

Cuối thế kỷ thứ 15, một nhân vật có tên Murata Jukou – học trò của thiền sư Ikyu, thuộc phái thiền Rinzai lập nên trường phái đầu tiên về uống trà để thi đấu toucha, gọi là wabicha, nghiêng về tinh thần và sự giản dị.

Chỉ một loại nguyên liệu duy nhất sử dụng cho nghi thức trà đạo là bột trà xanh với tên gọi matcha.
Cũng theo ý tưởng này, cuối thế kỷ 16, một người Nhật Bản khác có tên Senno Rikyu đã kết hợp việc uống trà với các triết lý thiền, tiếp tục lập nên cách uống mới và đặt tên cha no yuu. Sau này, cách thức pha và uống cha no yuu dần hoàn thiện, trở thành nghệ thuật, đổi tên thành sadou (hay còn gọi là chadou), nghĩa là trà đạo ngày nay.

Trong nghệ thuật trà đạo, hương vị của thức uống thực tế không đóng vai trò quan trọng như tên gọi. Chỉ một loại trà duy nhất dùng cho nghi thức là bột matcha, có vị đắng, thanh mát.

Theo cuốn Văn hóa học, đối tượng chính của trà đạo Nhật Bản chính là thao tác pha từ người thực hiện và cách uống của thực khách. Hầu như cả người pha và uống đều không quá quan tâm đến hương vị trà dù rất tôn trọng sản phẩm này. Điều quan trọng là hòa mình vào thiên nhiên mộc mạc, đơn sơ do họ tạo ra và để tâm trí tĩnh lặng.

Không gian thực hiện nghi thức Trà đạo

Khi đàm đạo thông qua uống trà thông thường, mọi người cần một không gian thoáng đãng, họ cần không gian đẹp để việc thưởng thức trà mang lại thêm niền sảng khoái. Không gian đẹp cộng với sự bày trí sang trọng đem lại sự tự tin và hãnh diện cho chủ nhà. Không gian đẹp, cảnh đẹp, bộ dụng cụ uống trà đẹp thì chắc chắn trà sẽ rất ngon.


Thế nhưng, việc thực hiện nghi thức Trà đạo Nhật bản lại được thực hiện trong một không gian nhỏ với các bày trí như sau:

Nơi thực hiện nghi thức Trà đạo được gọi là trà thất (Chashitsu) nằm trong các khu vườn thanh tịnh. Phòng trà là phòng kiểu Nhật (Washitsu), được xây dựng từ vật liêu chính là gỗ. Nền là những tấm thảm tatami (giống như tấm chiếu cói của Việt Nam). Lối vào các trà thất thường nhỏ hẹp, được ghép thành từ các viên đá lớn. Cách bày trí bên ngoài và bên trong trà thất rất đơn giản, mộc mạc và thô sơ. Bên trong thường có treo một bức tranh thủy mặc hoặc một câu thư pháp nơi hốc tường, kèm với 1 bình hoa cắm theo kiểu ikebana.

Việc thực hiện trà thất với khung cảnh và chất liệu hoàn toàn gần gũi thiên nhiên mộc mạc, cho thấy nghi thức Trà đạo rất phù hợp với triết lý hoà hợp thiên nhiên của Thiền. Con người là tiểu vũ trụ, thiên nhiên là đại vũ trụ và con người sẽ sống thật nhất với bản chất của mình khi con người hoà vào thiên nhiên, tức là tiểu vụ trụ hoà vào đại vũ trụ.