This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Du học Nhật Bản là cuộc chiến kiếm tiền của du học sinh?

Hiện tại chúng ta không khó tìm thấy trên các trang báo mạng hay các trang blog nói về thông tin du học nhật bản,đăng tải thông tin du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản lao động lao lực đi làm từ 2 – 3 công việc một ngày để trang trải tiền phí sinh hoạt, học phí cho năm tiếp theo và gửi tiền trả nợ cho bố mẹ; nhiều bạn chỉ ngủ 2 – 3 tiếng/ngày lao vào kiếm tiền đến nỗi phải nhập viện hay “ngủ bù” trong giờ học. Điều này gây ra các tệ nạn như cúp học, làm chui và trộm cắp; nối tiếp sau đó là những chỉ trích dành cho các trung tâm tư vấn du học vì đã vẽ ra những viễn cảnh đầy màu hồng khiến cho các bạn bị hụt hẫng khi bước qua Nhật.


NHƯNG có khi nào bạn tự hỏi bản thân xem vì sao lại chọn Nhật Bản để đi du học và bắt đầu cuộc sống mới chưa? Hay điều các bạn quan tâm khi tới trung tâm tư vấn du học Nhật Bản chỉ là “Bao lâu thì có việc làm thêm? Hay lương mỗi tháng như thế nào?” lý do chỉ là CẦN TIỀN chi trả cho ở, ăn uống, đi lại rồi học phí. Tất nhiên điều đó không sai; nếu vậy bạn qua Nhật để làm gì? Ở Việt Nam cũng có thể kiếm những công việc part-time dễ dàng, không cần mất chi phí học ngôn ngữ cao ngất ngưỡng và không bị áp lực phải trả nợ cho ba mẹ hay lo tiền sinh hoạt cao như ở Nhật. 


Vấn đề nằm ở chỗ các bạn không có định hướng rõ ràng ngay từ ban đầu cộng thêm thiếu kĩ năng tìm kiếm thông tin,lập kế hoạch và thiếu sự chuẩn bị về vốn tiếng Nhật; nhiều học sinh còn đổ hết trách nhiệm cho trung tâm tư vấn du học trong khi mình mới là người đi du học nhưng lại đầy lời biện minh cho bản thân như “do các trung tâm vẽ viễn cảnh sang Nhật có thể kiếm lương tháng trên 40 – 50 triệu dư giả cho sinh hoạt phí, tiền học và gửi về cho quê nhà” hay “do trung tâm đảm bảo việc làm thêm trước nên mới dám đi”. Như vậy, chính các bạn đã vô trách nhiệm trước tương lai của chính mình, lơ là trong việc tự trang bị cho chặng đường dài ở Nhật mà giao phó hết cho người khác. 



Ngoài ra, có trường hợp những học sinh sinh viên đã định hướng rõ ràng từ đầu và có vốn tiếng Nhật ngon lành nhưng vẫn bị cuốn vào vòng xoáy ấy rồi cũng rơi vào một kết cục ấy. Các bạn đã quên đi ước mơ và định hướng ban đầu khi qua Nhật chính là HỌC và TƯƠNG LAI rồi ư?

Hay chính vòng xoáy kiếm tiền đã bào mòn cái ước mơ ấy?



Đây có thể là hồi chuông cảnh tỉnh cho những du học sinh đang vật vã hay mê mẩn với những công việc làm thêm hơn là việc học và cũng cảnh báo những bạn có ý định du học Nhật Bản sau này. Xin hãy hiểu từ “du học” cho đúng nghĩa đen của nó vì giáo dục là một quá trình đầu tư để lấy thành quả cho tương lai chứ không phải “sáng cấy chiều gặt”; đừng nên “tự tay đóng sập cánh cửa cơ hội“vì cái lợi trước mắt nhé.

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Chim Hạt - Biểu tượng nét đẹp văn hóa ở Nhật Bản

Từ xưa, người Nhật đã xem chim hạc là linh điểu, là biểu tượng của sự linh thiêng cao quý. Quan niệm này bắt nguồn từ truyền thuyết của người Trung Quốc xem chim hạc là phương tiện đi lại của thần tiên.


Nếu bạn đi du lịch hoặc du học bạn sẽ bắt gặp hình chim hạc được trang trí ở khắp mọi nơi, đủ để thấy chim hạc có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của người Nhật. Hãy cùng khám phá về chim Hạc – biểu tượng văn hóa Nhật Bản nhé.

Biểu tượng văn hóa Nhật Bản

Chim Hạc – biểu tượng văn hóa Nhật Bản thực chất là một loại sếu đầu đỏ – loài chim quý hiếm trên thế giới mà người Nhật gọi là hạc Tancho. Với chiều dài sải cánh lên đến 1,4m, chim hạc là loài chim lớn nhất Nhật Bản và được người dân xứ sở này xem như biểu tượng đặc biệt của tự nhiên.

Chim hạc là loài vật chung thủy, khi con trống và con mái kết đôi, chúng sống bên nhau suốt đời không thay đổi. Chính vì vậy, người Nhật xem chim hạc là biểu tượng của sự hòa hợp trong cuộc sống vợ chồng. Họa tiết hình chim hạc làbiểu tượng văn hóa Nhật Bản và được ưa chuộng trên trang phục cưới kimono và nhiều đồ vật khác.


Vòng đời của chim hạc từ 30 – 60 năm. Chúng là loài lông vũ có tuổi thọ cao nhất trong họ nhà chim. Vì thế, từ xa xưa,văn hóa Nhật Bản và dân các nước phương Đông đã quan niệm, chim hạc và rùa là hai linh vật tượng trưng cho sự trường thọ. Rùa và chim hạc là đề tài chủ đạo trên các bức tranh giấy cuộn dùng để trang trí trong nhà người Nhật.

Hạc giấy là hình ảnh rất quen thuộc trong bộ môn nghệ thuật xếp hình ori-gami. Tại Nhật Bản, người ta tin rằng, nếu ai đó xếp đủ 1.000 con hạc giấy thì họ sẽ có một điều ước cho sự an lành, hạnh phúc và thuận lợi. Niềm tin này đã phần nào cổ vũ tinh thần, giúp nhiều người vượt qua khó khăn.

Hạc giấy còn là biểu tượng của hòa bình. Ngoài ra, người Nhật cũng cho rằng, chim hạc mang lại sự may mắn. Suy nghĩ đó có liên quan đến chỏm lông màu đỏ trên đỉnh đầu của chúng.

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Thưởng thức trà đạo - Nét văn hóa trong ẩm thực Nhật Bản

Nói đến nghệ thuật thưởng thức trà đạo là chúng ta nghĩ ngay đến đất nước Mặt trời mọc, nó không chỉ là thứ đồ uống thông thường mà còn là một môn nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét truyền thống của văn hóa Nhật Bản. Trong văn hóa Nhật Bản, Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12.



Thói quen uống trà có công dụng giúp thư giãn, sảng khoái tinh thần và củng cố sức khỏe. Sự hấp dẫn đặc biệt về hương vị đã thu hút người dân Nhật Bản đến thói quen thưởng trà. Nhiều tài liệu ghi chép lại cho rằng cách thức uống trà của người Nhật Bản cũng giống Trung Quốc, chủ yếu là thưởng ngoại phong cảnh, đối ẩm. Những vùng trồng trà thường diễn ra các cuộc thi (toucha) để tìm ra nguồn nguyên liệu ngon nhất.

Cuối thế kỷ thứ 15, một nhân vật có tên Murata Jukou – học trò của thiền sư Ikyu, thuộc phái thiền Rinzai lập nên trường phái đầu tiên về uống trà để thi đấu toucha, gọi là wabicha, nghiêng về tinh thần và sự giản dị.

Chỉ một loại nguyên liệu duy nhất sử dụng cho nghi thức trà đạo là bột trà xanh với tên gọi matcha.
Cũng theo ý tưởng này, cuối thế kỷ 16, một người Nhật Bản khác có tên Senno Rikyu đã kết hợp việc uống trà với các triết lý thiền, tiếp tục lập nên cách uống mới và đặt tên cha no yuu. Sau này, cách thức pha và uống cha no yuu dần hoàn thiện, trở thành nghệ thuật, đổi tên thành sadou (hay còn gọi là chadou), nghĩa là trà đạo ngày nay.

Trong nghệ thuật trà đạo, hương vị của thức uống thực tế không đóng vai trò quan trọng như tên gọi. Chỉ một loại trà duy nhất dùng cho nghi thức là bột matcha, có vị đắng, thanh mát.

Theo cuốn Văn hóa học, đối tượng chính của trà đạo Nhật Bản chính là thao tác pha từ người thực hiện và cách uống của thực khách. Hầu như cả người pha và uống đều không quá quan tâm đến hương vị trà dù rất tôn trọng sản phẩm này. Điều quan trọng là hòa mình vào thiên nhiên mộc mạc, đơn sơ do họ tạo ra và để tâm trí tĩnh lặng.

Không gian thực hiện nghi thức Trà đạo

Khi đàm đạo thông qua uống trà thông thường, mọi người cần một không gian thoáng đãng, họ cần không gian đẹp để việc thưởng thức trà mang lại thêm niền sảng khoái. Không gian đẹp cộng với sự bày trí sang trọng đem lại sự tự tin và hãnh diện cho chủ nhà. Không gian đẹp, cảnh đẹp, bộ dụng cụ uống trà đẹp thì chắc chắn trà sẽ rất ngon.


Thế nhưng, việc thực hiện nghi thức Trà đạo Nhật bản lại được thực hiện trong một không gian nhỏ với các bày trí như sau:

Nơi thực hiện nghi thức Trà đạo được gọi là trà thất (Chashitsu) nằm trong các khu vườn thanh tịnh. Phòng trà là phòng kiểu Nhật (Washitsu), được xây dựng từ vật liêu chính là gỗ. Nền là những tấm thảm tatami (giống như tấm chiếu cói của Việt Nam). Lối vào các trà thất thường nhỏ hẹp, được ghép thành từ các viên đá lớn. Cách bày trí bên ngoài và bên trong trà thất rất đơn giản, mộc mạc và thô sơ. Bên trong thường có treo một bức tranh thủy mặc hoặc một câu thư pháp nơi hốc tường, kèm với 1 bình hoa cắm theo kiểu ikebana.

Việc thực hiện trà thất với khung cảnh và chất liệu hoàn toàn gần gũi thiên nhiên mộc mạc, cho thấy nghi thức Trà đạo rất phù hợp với triết lý hoà hợp thiên nhiên của Thiền. Con người là tiểu vũ trụ, thiên nhiên là đại vũ trụ và con người sẽ sống thật nhất với bản chất của mình khi con người hoà vào thiên nhiên, tức là tiểu vụ trụ hoà vào đại vũ trụ.

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

Thưởng thức rượu Sake trong ẩm thực của Nhật Bản

Rượu Sake là một loại rượu nhẹ truyền thống của Nhật Bản được làm từ gạo. Đối với người dân Nhật Bản, rượu sake là một biểu tượng của đất nước mặt trời mọc, không đơn thuần chỉ là một loại đồ uống trong bữa ăn. Ý nghĩa văn hóa - tôn giáo đặc biệt của rượu sake là ở chỗ nó không chỉ là cầu nối giữa con người với con người mà còn là cầu nối giữa con người với thần linh.



Ở dạng được làm lạnh

Sau khi được làm lạnh, rượu có nhiệt độ vào khoảng từ 7 đến 10 độ . Đối với rượu Ginjou thìdo đặc thù của rượu nên uống lúc nhiệt độ ở khoảng từ 10 đến 15 độ, vì nếu ở nhiêt độ lạnh quá sẽ làm nhạt rượu. Tuy nhiên các loại thông thường thì bạn chỉ cần cho vào tủ lạnh là đạt yêu cầu. Đây là cách uống đơn giản nhất mà vẫn giữ được vị ngon của rượu.

Ở dạng được hâm nóng

Rượu được hâm nóng từ 40〜60℃ người Nhật gọi chung là Kan, trên dưới 50℃ gọi là Atsukan, trên dưới 40℃được gọi là Nurukan, ở khoảng giữa 45℃ gọi là Tekion.


Khi uống ở nhiệt độ phòng người Nhật gọi là Hiya. Tuy nhiên “dạng nhiệt độ phòng” không mang ý nghĩa của nhiệt độ phòng bất kỳ do mùa hè nóng thì cần làm mát rượu, mùa đônglạnh sẽ cần phải làm ấm rượu lại. Nói chung nhiệt độtrung bình ở dạng này vào khoảng từ15 ~20℃. Ở nhiệt độ này thường được những người sành rượu ưa thích do có thể cảm nhận được đúng nhất hương vị của rượu.

Ở dạng nhiệt độ phòng

Khi uống ở nhiệt độ phòng người Nhật gọi là Hiya. Tuy nhiên “dạng nhiệt độ phòng” không mang ý nghĩa của nhiệt độ phòng bất kỳ do mùa hè nóng thì cần làm mát rượu, mùa đônglạnh sẽ cần phải làm ấm rượu lại. Nói chung nhiệt độtrung bình ở dạng này vào khoảng từ15 ~20℃. Ở nhiệt độ này thường được những người sành rượu ưa thích do có thể cảm nhận được đúng nhất hương vị của rượu.

Ở dạng uống với đá (on the rock)

Uống với đá lạnh là cách uống rượu đã được làm lạnh sẵn cùng với một viên đá to trongloại ly dành riêng cho cách uống này. Chú ý là chỉ rót khoảng 50-60ml để vừa đủ uống trước khi đá bị tan. Đây là cách uống thích hợp với Genshu (rượu nguyên chất), rượu gạo hoặc rượu chưa qua giai đoạn làm nóng (seishu).


Rượu sake có thể uống nóng hoặc uống lạnh hay uống ở nhiệt độ bằng nhiệt độ trong phòng đều có vị ngon riêng. Ở dạng được làm lạnh, rượu có nhiệt độ vào khoảng từ 7 đến 10 độ . Đối với rượu Ginjou thìdo đặc thù của rượu nên uống lúc nhiệt độ ở khoảng từ 10 đến 15 độ, vì nếu ở nhiêt độ lạnh quá sẽ làm nhạt rượu. Tuy nhiên các loại thông thường thì bạn chỉ cần cho vào tủ lạnh là đạt yêu cầu. Đây là cách uống đơn giản nhất mà vẫn giữ được vị ngon của rượu.


Ở Nhật Bản có rất nhiều quán rượu là nơi bán rượu sake và các đồ ăn bình dân đi kèm. Các món ăn Nhật Bản khác nhau theo từng mùa với các nguyên liệu thích hợp để hương vị rượu sake uống cùng trở nên ngon nhất. Có lẽ không có gì thú vị bằng vào mùa đông được nhâm nhi chén rượu sake nóng cùng với món lẩu nấm thơm ngon.